Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

|
Lượt xem:
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương vừa ban hành Công văn số 337/VPĐP- OCOP yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng Điều phối nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
Nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP.

Theo đó, để nâng cao giá trị, hình ảnh Chương trình OCOP, thương hiệu sản phẩm OCOP trên thị trường và uy tín đối với người tiêu dùng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết hạn theo quy định. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm OCOP đã được đánh giá và công nhận; kiên quyết thu hồi sản phẩm OCOP không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm so với quy định.

Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng logo OCOP đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó đặc biệt chú ý đối với các sản phẩm đã hết thời hạn (36 tháng) mà chưa được công nhận lại, hoặc có sự thay đổi về mức đạt sao sau khi đánh giá, công nhận lại sản phẩm.

Yêu cầu thực hiện đúng theo quy định việc sử dụng logo OCOP và kiên quyết xử lý, cung cấp thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối và cơ quan quản lý thị trường đối với những chủ thể OCOP cố tình sử dụng không đúng quy định.

 Hướng dẫn các chủ thể sử dụng logo OCOP theo đúng loại sản phẩm và hạng sao đã được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận. Đặc biệt, chỉ sử dụng logo OCOP 5 sao (cấp quốc gia) đối với những sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT có quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia, không sử dụng logo OCOP 5 sao đối với các sản phẩm được cấp tỉnh đánh giá tiềm năng 5 sao.

 Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ thể OCOP, các đơn vị phân phối và người tiêu dùng về giá trị sản phẩm, hình ảnh logo OCOP, góp phần nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP trên thị trường. Bổ sung nội dung về quản lý, kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP, sử dụng logo OCOP trong các hoạt động tập huấn về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý các cấp và chủ thể OCOP.

Xem chi tiết văn bản tại đây./.

Nguyễn Miền

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập cho người sản xuất, những năm gần đây, cây gấc đã được đưa vào trồng...
Cây cam Lục Ngạn được trồng trên đất đồi thoát nước, cộng với kỹ thuật chăm sóc hiệu quả nên cho chất lượng quả ngon hơn so với ở miền xuôi.
Hiện nay, ở Bắc Giang có nhiều mô hình trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó, mô hình trồng cây ba kích tím đã giúp bà con vùng...