Lục Nam: Năm 2021, phấn đấu có 3 - 5 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên

|
Lượt xem:
Chủ tịch UBND huyện Lục Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021.
Ảnh minh họa:BGP/Nguyễn Miền

Theo đó, với mục tiêu phấn đấu trong năm 2021 huyện có từ 3 - 5 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên. Đến nay, UBND huyện đã nhận được 8 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2021, bao gồm: Dưa lưới (Hợp tác xã sản xuất nông sản an toàn Lục Nam); na dai Lục Nam (Hợp tác xã Na dai Lục Nam); dứa Bảo Sơn (Hợp tác xã sản xuất dứa Lục Nam); hạt dẻ Mai Sưu và bưởi Mai Sưu (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mai Sưu); mật ong, nấm linh chi (Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu Lựu Chanh xã Trường Sơn); đông trùng hạ thảo (Công ty Trường Thọ).

UBND huyện Lục Nam sẽ tổ chức 02 đợt đánh giá sản phẩm OCOP; trong đó, đợt 01 trước ngày 10/7/2021, đợt 02 trước ngày 10/10/2021.

UBND huyện Lục Nam sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt từ 3- 4 sao là 10 triệu đồng, 5 sao là 20 triệu đồng.

Để triển khai tốt Chương trình OCOP năm 2021, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, UBND các xã, thị trấn xây dựng, phát triển và nâng cao các sản phẩm OCOP; vận dụng lồng ghép các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ các chủ thể phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.

Căn cứ vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng vùng miền, có tiềm năng và sức cạnh tranh, UBND các xã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để các chủ thể có nhu cầu, khát vọng và quyết tâm tham gia Chương trình OCOP; tổng hợp danh sách gửi về Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện  để tổng hợp. Thời gian nộp hồ sơ trong tháng 3/2021.

UBND xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể sản xuất tích cực tham gia Chương trình OCOP; rà soát, khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các chủ thể sản xuất đăng ký và chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, xác nhận các nội dung của hồ sơ minh chứng về tỷ lệ sử dụng lao động địa phương, nguồn nguyên liệu theo quy định. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký ý tưởng sản phẩm của các chủ thể sản xuất tổng hợp báo cáo UBND huyện để tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Chủ động bố trí ngân sách xã và các nguồn huy động khác để hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.

Xem chi tiết văn bản tại đây./.

Phương Huyền

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập cho người sản xuất, những năm gần đây, cây gấc đã được đưa vào trồng...
Cây cam Lục Ngạn được trồng trên đất đồi thoát nước, cộng với kỹ thuật chăm sóc hiệu quả nên cho chất lượng quả ngon hơn so với ở miền xuôi.
Hiện nay, ở Bắc Giang có nhiều mô hình trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó, mô hình trồng cây ba kích tím đã giúp bà con vùng...