Bắc Giang phát triển các làng nghề truyền thống

|
Lượt xem:
Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có khoảng 435 làng có nghề, trên 14.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận 39 làng nghề, trong đó có 14 làng nghề truyền thống.
Bánh đa Kế. Ảnh: BGP/An Nhiên

Các làng nghề truyền thống của tỉnh gần như có ở khắp các huyện, thành phố với các ngành nghề đa dạng như: Chế biến nông, lâm sản; sản xuất cơ khí; vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ… Trong đó, có có 11 làng nghề sản xuất mây tre đan; 6 làng nghề sản xuất mỳ gạo, bún, bánh đa, nấu rượu; 7 làng sản xuất vôi; 2 làng sản xuất mộc dân dụng. Bên cạnh đó còn có các làng nghề làm gốm, chổi, dệt thổ cẩm,... đã và đang thu hút đáng kể lực lượng lao động tại chỗ và lao động từ nơi khác đến.

Nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, từ đó đã tạo dựng được thương hiệu cũng như vị trí vững chắc trên khắp các thị trường trong nước. Điển hình những sản phẩm nổi tiếng của vùng có: Mây tre đan Tăng Tiến, gốm Thổ Hà, mỳ Chũ, bánh đa Kế, rượu làng Vân;…

Không chỉ phát triển sản phẩm, làng nghề với lợi thế của mình còn có tiềm năng phát triển du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Sản xuất mây tre đan ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên. Ảnh: BGP/An Nhiên

Hiện nhiều ngành nghề truyền thống của tỉnh đã phát huy tiềm năng, lợi thế và có những bước tăng trưởng khá như: Mây tre đan; chế biến nông sản thực phẩm; chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ; cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng...

Bên cạnh đó, ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh cũng đang dần hình thành một số ngành nghề mới như: Đan nhựa giả mây, chẻ tăm lụa, sản xuất nấm, làm hương xuất khẩu… góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Rượu làng Vân. Ảnh: BGP/An Nhiên

Để các làng nghề phát triển, mở rộng sản xuất, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 1565/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp - dịch vụ và giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp./.

An Nhiên

 

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập cho người sản xuất, những năm gần đây, cây gấc đã được đưa vào trồng...
Cây cam Lục Ngạn được trồng trên đất đồi thoát nước, cộng với kỹ thuật chăm sóc hiệu quả nên cho chất lượng quả ngon hơn so với ở miền xuôi.
Hiện nay, ở Bắc Giang có nhiều mô hình trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao, trong đó, mô hình trồng cây ba kích tím đã giúp bà con vùng...